TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.

         Hà Nội, ngày 03/07/2108

         Công cuộc cải cách mở cửa và hình thành nên tỷ giá hối đoái

       Mở đầu bài viết, chúng tôi muốn nói tới sự giao thương giữa các nước. Như chúng ta đã biết, thời kỳ bế quan tỏa cảng là thời kỳ đen tối của bất cứ nền kinh tế nào, thậm chí có nhiều quốc gia còn coi các thương nhân là tầng lớp thấp kém nhất được xếp sau cả nông dân và chỉ cao hơn nô lệ. Sự thiếu coi trọng sự giao thương – kèm theo đó là sự rẻ rúng tầng lớp thương nhân đóng vai trò làm cầu nối vô cùng quan trọng – dẫn đến hệ quả tồi tệ, hàng hóa sản xuất trong nước thừa thãi không thể tiêu thụ hết cùng với sự thiếu thốn càng nhiều hàng hóa khác mà quốc gia khác cũng đang thừa thãi.

Nguồn hình ảnh: Internet

      Thế nhưng thời kỳ đó đã chấm dứt, người ta cũng dần nhận ra rằng sự bảo thủ hèn nhát chỉ dành cho những kẻ chấp nhận dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí là thụt lùi. Các cuộc cách mạng cải cách mở cửa bắt đầu rộ lên như sự cạnh tranh sống còn tất yếu, nhất là các quốc gia phương Đông với nền văn hóa thủ cựu, phong kiến, trong đó có Việt Nam. Cải cách mở cửa hay còn gọi là đổi mới của Việt Nam chúng ta bắt đầu được khởi xưởng vào những thập niên 1980 và cho đến nay đã đạt được những bước biến chuyển mạnh mẽ. Hay bỏ qua các yếu tố chính trị, một ví dụ khác về sự thay đổi chóng mặt mà cải cách mở cửa có thể mang lại ta có thể thấy ở đây đó là quốc gia láng giềng Trung Quốc. Thậm chí nếu chỉ dùng googlesearch để tìm thông tin với các từ khóa chung chung “cải cách mở cửa”, “đổi mới”… thì đa số các bài viết nêu lên đều nói về Trung Quốc, đất nước đã nhờ cải cách mở cửa mà nhanh chóng góp mặt trong nhóm các quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới.

      Nhiêu đó là cũng đủ cho các bạn thấy, thông thương buôn bán giữa các quốc gia với nhau là xu thế tất yếu rồi. Vấn đề chính mà bài viết này chúng tôi muốn nói tới là tỷ giá hối đoái và sự ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – nhóm doanh nghiệp có vị trí chiến lược được nhà nước vô cùng quan tâm chú trọng. Bởi mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng và về cơ bản trong kinh tế học, đồng tiền chỉ mang tính quy ước, vậy thì làm thế nào để quy đổi hàng chục thậm chí hàng trăm đồng tiền của các quốc gia về một mối, thuận lợi cho quá trình trao đổi, buôn bán? Tỷ giá hối đoái ra đời vì mục đích đó. Tỷ giá hối đoái sẽ cho thấy được sức mua của đồng tiền mỗi nước, qua đó so sánh được năng suất lao động, giá cả hàng hóa, giá trị đồng tiền… tiến tới đưa ra các chính sách kết nối ngoại thương, vay vốn quốc tế… phù hợp

      Tùy theo tình hình kinh tế mỗi quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung, tỷ giá hối đoái sẽ luôn thay đổi cho phù hợp, và mỗi lần thay đổi như vậy đều gây ảnh hưởng không nhỏ, mà chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất chính là các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu. Trong bài này, chúng tôi sẽ sử dụng đồng đô la Mỹ để làm ví dụ phân tích bởi đây là một đồng tiền mạnh, được sử dụng phổ biến trong hầu hết các giao dịch quốc tế.

       Tỷ giá hối đoái tăng tạo lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu và gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

       Tỷ giá hối đoái tăng có nghĩa là cần nhiều đồng nội tệ hơn mới có thể đổi lấy một đồng nội tệ, hay nói cách khác, đồng nội tệ đang mất giá. Vậy vì sao lại nói điều này tạo lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu? Ta lấy ví dụ như sau:

      Tại thời điểm nào đó, lô hàng A có giá trị 22 triệu đồng tương đương 1000 USD (tỷ giá 22.000 VND/USD) đang được công ty xyz xuất khẩu. Nhưng sau đó, tỷ giá tăng lên đến 23.000 VND/USD, lập tức giá trị lô hàng A tính theo USD giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 956.52 USD rẻ hơn ban đầu(22.000.000 VND/ 23.000). Khi giá hàng giảm đi, vậy là sức cạnh tranh của hàng A sẽ tăng lên, lợi thế xuất khẩu của công ty xyz cũng tăng lên.

      Ngược lại, nếu xyz là công ty nhập khẩu, ban đầu chỉ cần bỏ ra 22 triệu đồng để mua lô hàng A giá 1000 USD, thì sau khi tỷ giá tăng lên, xyz cần bỏ ra 23 triệu đồng để mua lô hàng này.

        Tuy nhiên, hiệu ứng này cần diễn ra trong thời gian dài do người mua và người bán quốc tế lẫn trong nước cần thời gian để thích ứng với sự thay đổi về tỷ giá nêu trên. Ta có thể theo dõi mô hình kinh tế sau (còn được gọi là đường J):

       Tình hình tỷ giá VND/USD trong thời gian gần đây.

      Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tỷ giá biến động gần đây đã ảnh hưởng rất nhiều tới công ty Châu Dương. Nếu như trước đó, tỷ giá chưa bao giờ chạm tới mức 23.000 VND/ USD thì nay chỉ trong vòng chưa đầy một tuần ngắn ngủi, tỷ giá VND/ USD đã vượt mức nói trên, gây khó khăn cho cả công ty Châu Dương lẫn khách hàng, bởi tỷ giá tăng làm giá tăng, Châu Dương thì muốn bán hàng mà khách thì … ngại mua, hoặc nếu mua thì cũng phải chấp nhận mức giá cao hơn.

Nguồn: www.tygia.com

      Chưa kể đến vì lý do môi trường, một loạt nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc – càng lớn thì càng bị lọt vào vòng thanh tra, giám sát sản xuất làm sụt giảm mạnh lượng cung hàng hóa. Càng nghiêm trọng hơn nữa là hàng thép của Trung Quốc đang thống trị thế giới với thị phần độc tôn, vượt lên trên nhóm các nước châu Á khác trừ Trung Quốc, cả EU và thậm chí sản lượng cao gấp 10 lần quốc gia đứng thứ 4 thế giới là Mỹ (theo nghiên cứu của Quỳnh Mai đăng trên Nhịp sống kinh tế/ Business Insider). Do đó, việc nguồn cung thép lớn sụt giảm cộng với tỷ giá tăng cao, thiết nghĩ các doanh nghiệp nhập khẩu thép Việt Nam cần chuẩn bị sẵn tinh thần để đối mặt với nhiều khó khăn sắp tới.

Phòng phân tích môi trường kinh doanh

Thu Hằng

Để lại bình luận

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ CHÂU DƯƠNG
0982490238
Về đầu trang