TRUNG QUỐC ĐIỀU TRA NGHIÊM NGẶT XUẤT KHẨU THÉP, HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP BỊ PHẠT

TRUNG QUỐC ĐIỀU TRA NGHIÊM NGẶT XUẤT KHẨU THÉP, HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP BỊ PHẠT

Gần đây, “tin tức” hải quan Trung Quốc bắt đầu kiểm tra rà soát hóa đơn xuất khẩu thép đã được lan truyền rộng rãi trong ngành thép. Tin đồn đại ý là "Bắt đầu từ ngày 01/05, Hải quan Trung Quốc sẽ tập trung kiểm tra việc xuất khẩu thép cuộn cán nóng đối với hai mác thép Q195 và Q235B. Điều đó đồng nghĩa với việc các hóa đơn đầu ra đều chịu sự rà soát hàng loạt, hóa đơn không trùng khớp với thực tế, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Các cơ quan hải quan địa phương liên quan cũng sẽ tổ chức các cuộc họp để nghiên cứu và xác minh vấn đề hủy hóa đơn.”

Đồng thời, Cục Thuế thành phố Thanh Đảo trực thuộc Cục Quản lý Thuế Nhà nước sẽ công bố kết quả phân tích vụ án mua hóa đơn của một đơn vị xuất khẩu (liên quan đến thép). Theo quyết định xử phạt, đơn vị trên đã xuất khẩu hàng hóa bằng cách mua hóa đơn đầu vào và xuất khẩu thép ra nước ngoài trong hai năm qua tương đương với mức phạt gần 10 triệu Nhân dân tệ tiền thuế liên quan dựa trên thu nhập tự kinh doanh.

1. Lượng xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất 7 năm vào năm 2023

Năm ngoái, xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh so với hàng năm, khối lượng thép xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á cũng tăng đáng kể.
Ngày 28/02, "Phân tích xuất nhập khẩu thép Trung Quốc năm 2023" do Viện Tiêu chuẩn Thông tin Công nghiệp Luyện kim công bố cho thấy, năm 2023 Trung Quốc đã xuất khẩu 90,264 triệu tấn thép, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức cao nhất kể từ năm 2017 và cũng là là cột mốc cao thứ 4 trong lịch sử ngành thép; thép nhập khẩu đạt 7,65 triệu tấn, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái và đây cũng là lần đầu tiên lượng thép nhập khẩu ít hơn 10 triệu tấn kể từ khi dữ liệu công khai được ghi nhận vào năm 1995.

Tình hình xuất nhập khẩu thép của Trung Quốc hàng tháng

Thời kỳ cao điểm xuất khẩu thép của giai đoạn trước là từ năm 2014 đến năm 2016. Một báo cáo nghiên cứu của Huachuang Securities chỉ ra rằng nhu cầu trong nước vào thời điểm đó có thể chấp nhận được, tuy nhiên lượng lớn nguồn cung ngoại bảng và năng lực sản xuất lạc hậu khiến nguồn cung thực tế trong nước tăng, giá thép giảm mạnh, dẫn đến đẩy mạnh lượng tiêu thụ thép ra nước ngoài tăng nhanh.

Đánh giá từ dòng chảy xuất khẩu thép trong nước, thị trường tiêu thụ thép tại Đông Nam Á đã tăng trưởng đáng kể.

Theo số liệu của viện thông kê, lượng xuất khẩu thép của Trung Quốc sang châu Á năm ngoái là 61,39 triệu tấn, tăng 43,37% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 68% tổng lượng xuất khẩu thép. Lượng xuất khẩu thép sang châu Mỹ Latinh và châu Phi lần lượt là 11,45 triệu tấn và 9,93 triệu tấn, tăng lần lượt 44% và 24%;  Xuất khẩu sang Châu Đại Dương là 930.000 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái; Xuất khẩu sang Châu Âu là 5,08 triệu tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái và xuất khẩu sang Bắc Mỹ là 1,43 triệu tấn, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê từ Huachuang Securities, trong top 10 quốc gia có lượng nhập khẩu thép Trung Quốc tăng năm 2023, Việt Nam đứng đầu với 3,79 triệu tấn và 3 quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia và Malaysia cũng nằm trong top 10.

Top 10 quốc gia dẫn đầu về lượng nhập khẩu thép Trung Quốc năm 2023

Tình hình top 10 quốc gia về lượng thép xuất khẩu tăng trong năm 2023

Qua đánh giá về sự tăng giảm lượng thép xuất khẩu sang các nước, phân tích của viện nghiên cứu chỉ ra rằng xuất khẩu thép sang Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Brazil, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Nga tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái và lượng xuất khẩu thép sang Hoa Kỳ, Canada, Ý và Bỉ giảm 14~30% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

2. Xuất khẩu giá thấp dẫn đến trốn thuế
Mua hóa đơn xuất khẩu là phương thức xuất khẩu trong đó một số doanh nghiệp, cá nhân không có quyền xuất khẩu, mua một bộ tờ khai xuất khẩu hợp pháp từ các công ty xuất nhập khẩu có quyền kinh doanh khác để xuất khẩu hàng hóa và khai báo với hải quan.

Mua hóa đơn xuất khẩu có thể áp dụng đối với: 1. Người xuất khẩu không có quyền xuất khẩu; 2. Số lượng hàng hóa ít hoặc giá trị nhỏ; 3. Thuế sản phẩm không cao và không có nhu cầu hoàn thuế; 4. Tỷ lệ hoàn thuế thấp hoặc bằng 0, phí mở tờ khai quá cao; 5. Nhà máy không xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng, không thể khai báo hải quan và hoàn thuế thông thường,...

Trong những trường hợp thông thường, trả tiền để xuất khẩu là một ngành công nghiệp xám và là một mô hình kinh doanh được chấp nhận với tiền đề là nhà nước khuyến khích xuất khẩu. Do đó việc mua bán hóa đơn cũng bắt nguồn từ điều này, chẳng hạn như các mô hình không liên quan đến việc hoàn thuế và mua bán hóa đơn giả nhằm lừa gạt việc hoàn thuế. Vậy nên mới có hiện tượng là công ty vừa xuất được hóa đơn mà vẫn được hoàn thuế.

Kể từ năm 2021, sau khi Trung Quốc hủy bỏ các khoản giảm thuế thép, toàn bộ thị trường thép đã chuyển từ phát triển sang suy thoái, và hoạt động thu mua toàn cầu cũng chuyển từ tập trung ở Trung Quốc sang tập trung ở Ấn Độ, Đông Nam Á và các nước khác. Việc xuất khẩu ngoại thương các sản phẩm thép cũng ngày càng trở nên khó khăn. Vào thời điểm này, một số cá nhân đã thực hiện các biện pháp mô hình mạo hiểm như mua hóa đơn xuất khẩu, sử dụng khoản lỗ thuế 13% như một khoản trợ cấp để lấy được các đơn đặt hàng ở nước ngoài thông qua các hoạt động bất hợp pháp.

Việc mua hóa đơn hàng xuất khẩu thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc trong nhiều năm qua nhưng tình trạng này bắt đầu trở nên rất nghiêm trọng kể từ cuối năm 2022. Số lượng hàng xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng tăng nhưng không thể chảy vào các nhà máy chủ lực. Việc mua bán hóa đơn xuất khẩu đang dần giết chết các doanh nghiệp chủ lực.

Do Trung Quốc đã hủy bỏ ưu đãi giảm thuế xuất khẩu cho tất cả các loại thép vào năm 2021, các nhà xuất khẩu không còn cần hóa đơn và chứng từ xuất khẩu do chủ lực cung cấp để xin hoàn thuế xuất khẩu từ cơ quan thuế. Khách quốc tế từ trước đến này chưa bao giờ cần người xuất khẩu phải xuất hóa đơn nên người xuất khẩu trong nước có “hàng không cần xuất hóa đơn” Những “hóa đơn không cần xuất” này có thể được xuất cho một số “hàng không cần xuất háo đơn” có nhu cầu mua đầu vào.
Người cuối cùng sử dụng có thể tận dụng giá thấp để mua hóa đơn VAT, nhằm khấu trừ thuế đầu vào mà không cần phải mua thép. Kết quả được xâu chuỗi, ai cũng có % lợi nhuận, người xuất khẩu kiếm được % nhờ bán hóa đơn đầu ra, còn người mua hóa đơn đầu ra nhưng không mua hàng kiếm được tiền nhờ chiết khấu % của thuế , người sử dụng cuối cùng thì mua hàng với giá thấp. Nhưng nguồn lỗ duy nhất lại là nguồn thu thuế của Trung Quốc.
Vì vậy, xuất khẩu giá rẻ không đáng sợ, đáng sợ nhất là tình trạng trốn thuế, ảnh hưởng đến nguồn thu thuế của nhà nước, tình trạng này cần được điều tra và xử phạt rõ ràng.

Trích nguồn: Mạng lưới thép Trug Quốc

 

 

Để lại bình luận

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ CHÂU DƯƠNG
0982490238
Về đầu trang